Tìm hiểu và phân tích từng thành phần trong mô hình 7p trong marketing

Marketing Mix được biết tới như một khái niệm thay đổi góc nhìn của người làm marketing, đem lại những thay đổi tích cực cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh số. Từ marketing mix, mô hình 7p trong marketing đã được ra đời, được xem như một công thức tiêu chuẩn để doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận và gây dựng được hình tượng tốt trong mắt khách hàng. Vậy 7p trong marketing trong marketing là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại bài viết này.

Mô Hình 7P Trong Marketing
Mô hình 7p trong marketing

Vậy 7p trong marketing là gì?

Trước khi tìm hiểu về mô hình 7p trong marketing, bạn cần phải hiểu về khái niệm marketing mix hay tiếp thị hỗn hợp là gì. Marketing mix có thể hiểu đơn giản là việc kết hợp các yếu tố khác nhau để mang lại hiệu quả tiếp thị tốt nhất cho doanh nghiệp. Thuật ngữ này lần đầu được đưa ra vào năm 1953 bởi Neil Borden và vẫn được ghi nhận và sử dụng cho tới ngày nay. Khi mới được biết tới, Neil Borden đưa vào trong marketing mix rất nhiều những yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, sau này E. Jerome McCarthy là một chuyên gia về marketing đã thu gọn những yếu tố này thành 4 nhóm, hình thành nên khái niệm 4p trong Marketing.

Vậy mô hình 4p trong marketing là gì. Hiểu đơn giản, đây chính là phương pháp marketing hỗn hợp xoay quanh 4 yếu tố chính với tên viết tắt lần lượt là 4 chữ P. Chúng bao gồm Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion (quảng cáo) và Place (địa điểm). 

7 Chữ P Trong Marketing Mix
7 chữ P trong marketing mix

Sau này, đi cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của người dùng cũng ngày một cao hơn và có những đòi hỏi khác đi trong trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Mô hình 4p cũng vì thế mà thiếu dần đi độ hiệu quả. Chính vì vậy, mô hình 7p trong marketing dịch vụ, sản phẩm được ra đời để thay thế. Mô hình này trong marketing sẽ bao gồm 7 thành phần là Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Promotion (Quảng bá), Place (Địa điểm), People (con người), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất), Process (Quy trình).

Với mô hình 7p, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đưa ra được những chiến lược để phát triển một cách bền vững, từng bước xây dựng sự phát triển của doanh nghiệp theo hướng bền vững. Đồng thời, doanh thu của thương hiệu cũng sẽ được gia tăng 1 cách đáng kể và phát triển được lợi thế cạnh tranh bền vững với các doanh nghiệp đối thủ.

Các thành phần của mô hình 7p trong marketing

Như đã nói ở trên, mô hình 7p trong marketing bao gồm 7 thành phần khác nhau. Mỗi phần đều có một vai trò nhất định với doanh nghiệp, giúp gia tăng hiệu quả bán hàng cũng ấn tượng với người dùng. Chi tiết về từng thành phần của mô hình 7p trong marketing bao gồm:

Product

Luôn Chăm Chút Cho Sản Phẩm Là Điều Đầu Tiên Cần Quan Tâm Của 7P
Luôn chăm chút cho sản phẩm là điều đầu tiên cần quan tâm của 7P

Sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định để quá trình sử dụng và trải nghiệm của khách hàng. Một sản phẩm tốt mới có thể níu giữ được khách hàng trung thành với thương hiệu. Để Product luôn tốt, doanh nghiệp cần theo dõi, tiếp thu các phải hồi của người dùng để mang đến những sản phẩm ngày càng chất lượng hơn.

Price

Doanh nghiệp cần xác định được giá bán sản phẩm là bao nhiêu. Đây là một trong những bước cần sự tính toán cẩn thận bởi nếu bạn bán giá thấp, lợi nhuận của bạn sẽ giảm kéo theo sự ảnh hưởng đến ngân sách của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, mức giá quá thấp cũng khiến khách hàng lo lắng về chất lượng sản phẩm mà bạn đang cung cấp. Hãy xác định phân khúc của mình và tập trung trở nên tốt nhất trong tầm giá. Việc luôn có mức giá rẻ sẽ thu hút được khách hàng, tuy nhiên không phải lúc nào nó cũng là lựa chọn tối ưu.

Place

Đâu là nơi bạn sẽ trưng bày và phân phối sản phẩm của mình? Vị trí để phân phối sản phẩm là rất quan trọng để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Để có được yếu tố “Place”, bạn phải là một người rất am hiểu về khách hàng và thị trường.

Promotion

Quảng bá là công việc mà doanh nghiệp nào cũng sử dụng để có thể tạo được ấn tượng với khách hàng. Hãy tạo nên những chiến lược quảng cáo hấp dẫn để có thu hút được ngày càng nhiều các khách hàng mới. 

People

Một Doanh Nghiệp Mạnh Là Doanh Nghiệp Đạt Được Yếu Tố Con Người
Một doanh nghiệp mạnh là doanh nghiệp đạt được yếu tố con người

Con người là một trong những nhân tố mới của mô hình 7p trong marketing khi so sánh với 4p. Một doanh nghiệp mạnh thì yếu tố con người luôn nắm vai trò then chốt, quyết định sức mạnh của doanh nghiệp trong tất cả các bộ phận.

Process

Quy trình chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh tới trải nghiệm của khách hàng. Sự hài lòng hay không phụ thuộc rất nhiều và giai đoạn này. Doanh nghiệp cần phải có một quy trình cụ thể, chi tiết và tinh gọn để tối ưu trải nghiệm của khách hàng cũng như giảm chi phí.

Physical Evidence

Yếu tố Physical Evidence có thể hiểu như những thứ tồn tại ở dạng vật thể để có thể gắn liền với thương hiệu. Khi nhắc đến yếu tố Physical Evidence, khách hàng có thể ngay lập tức liên tưởng đến thương hiệu. Ví dụ, khi nhắc đến giày da đế hơi, người ta nghĩ đến Dr.martin, nhắc đến xe máy thì Honda sẽ là cái tên hiện lên…

Trên đây là những giải đáp về 7p trong marketing, hi vọng đã giúp bạn có được nhiều thông tin hơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo